Hoa tử đằng là loại hoa đẹp, ý nghĩa rất nhiều người ưa thích đắm chìm mê mẫm bởi nét đẹp, mùi hương của nó. Tuy nhiên không phải ai củng biết được cây hoa này thuộc loại thân gỗ hay thân leo. Hiện nay trên mạng tràn lan nhiều bài viết khác nhau và không rõ ràng thống nhất, chưa kể các bài chạy quảng cáo bán cây giống chạy tràn lan ở các nền tảng như facebook, youtube... vì lợi nhuận mà người bán tư vấn sai sự thật dẫn đến tình trạng người bảo thân gỗ người lại bảo thân leo. Sau đây cùng Shop Vườn TO tìm hiểu chính xác nhé.
-Đầu tiên thân cây là gì ?
Thân cây là một bộ phận trên cở thể thực vật bậc cao. Thân cây chuyển tiếp giữa gốc rễ với cành lá. Thân cây thường làm chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất hữu cơ đi nuôi cây trên cơ thể thực vật, thân cây có thể đảm nhiệm chức năng nâng đỡ và dự trữ chất dinh dưỡng.
-Thân cây gồm các bộ phận:
Thân chính- Cành- Măt- Nách lá- Gốc thân
-Các loại thân cây: dựa vào đặc điểm, tính chất, hình dạng mà ta lai có các các cách phân chia khác nhau.
VD 1: phân chia theo '' câu trúc- kết cấu" bên trong có : Thân gỗ- Thân leo
+ Thân gỗ: là thực vật có thớ gỗ- sống lâu năm.( cây đa, cây dừa, cây mít)
+Thân thảo: là thực vật có lá và thân cây rụng vào cuối mùa sinh trưởng trên mặt đất, chúng không có sinh ra gỗ trong thân, sống 1 năm, 2 năm hoặc nhiều năm. ( cây bạc hà, lá lốt, hoa mười giờ...)
VD2 : phân chia theo hình dạng : Thân đứng - thân bụi- thân leo- thân bò.
+ Thân đứng: thường là cây phát triển mạnh có chiều cao lớn như mít, cau, sung
+ Thân bụi: là cây có chiều cao thấp như cây kim tiền, phú quý...
+ Thân leo: là khó có thể tự phát triển một mình cần bán vào cây khác để phát triển như : cây bầu bí,cây mai hoàng yến, lan hoàng dương....
+ Thân bò: bò lan dưới đất như rau má, dây khoai lang
Ngoài ra cách phân chia trên còn có phân chia theo thân ngầm, thân biến dị....
=> Qua các ví dụ trên có thể thấy tùy vào các đặc điểm khác nhau mà chúng ta lại phân chia là khác nhau không có cách phân chia nào là tuyệt đối. Chẳng hạn một cây có thể phân chia dựa vào cấu trúc như (VD1) sau đó tiếp tục phân chia theo hình dạng như (VD2) .
VD cây Hương thảo khi theo VD1 là thân gỗ tiếp VD2 là thân bụi => đây là cây thân gỗ dạng bụi.
Cuối cùng quay trở lại với cây tử đằng của chúng ta đầu tiên chúng ta thấy cây phát triển lâu năm, có lớp gỗ trong thân nên đây chính là cây thân gỗ, tuy nhiên chúng ta lại ngọn cây phát triển những tua dài khi còn non mền và quấn vào vật khác để leo lên vì thế phân chia theo hình dạng phát triển nó chính là dạng leo hay thân leo.
=> Tử đằng là cây THÂN GỖ - DẠNG LEO. ( nên trước đây có người nói là thân gỗ , người bảo là thân leo đều đúng vì tùy vào cách phân chia của họ- có người bảo là thân leo lâu năm hóa gỗ củng không hoàn toàn sai)
SỰ NHẦM LẪN CHẾT NGƯỜI
Ở Việt Nam hiện tại nhiều người quan niệm cây thân gỗ là cây khi trồng mọc và phát triển là hoàn toàn cành lá thẳng, không có tua cuốn , tua leo hay dây leo.
Còn cây leo là cây bám vào cây khác để phát triển để leo giàn hàng rào ......
Đây chín là sự nhầm lẫm lớn khiến cho người bán hàng không có Tâm có thể trục lợi từ khách hàng
VD; người bán có thể bảo leo riêng -gỗ riêng để bán 2 loại cho khách hàng trong khi nó chỉ là 1.
Một lần nữa tất cả cây tử đằng đều là Thân gỗ- dạng leo 100% không có cây nào là LEO riêng hay GỖ riêng về mặt bản chất.
Dựa vào đặc điểm của cây tử đằng là dạng leo nên có thể leo tường, hàng rào ban công trong khi đó bản chất thân cây có gỗ nên rất cứng nên củng có thể trồng đơn lập theo kiểu bonsai, bụi nhỏ, bụi lớn, kiểu hình nấm.... qua đấy các kiểu trồng tử đằng rất da dạng và phong phú tùy mục đích mong muốn của người trồng hoàn toàn có thể tạo nên nhưng tác phẩm riêng cho mình.
Trồng đơn bỏ cắt bỏ hết phần ngọn leo
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này hãy chia sẽ bài viết để mọi người biết rõ hơn về cây tử đằng tránh bị lừa. Và theo dõi trang của chúng tôi facebook & youtube xem nhiều bài viết mới về tử đằng và các loại cây khác.
0 Comments